Máy bơm là một phần tất yếu trong hệ thống nước của những gia đình dùng nước giếng. Ở nhưng nơi nguồn nước máy khan hiếm. ta cũng rất cần có bơm để hút và đưa nước lên bồn chứa. Tuy nhiên, mua máy là chuyện không đơn giản cho những người lần đầu ra cửa hàng. Dịch vụ sửa chữa điện nước Thái Sơn xin chia sẻ một số thông tin và cấu tạo về máy bơm nước gia dụng tại Việt Nam:
Bơm ly tâm:
Là loại gồm 1 động cơ làm quay cánh quạt gàu tạo nên sức ly tâm đưa nước lên độ cao thích hợp.
Bơm hút chân không:
Bơm hút chân không được thiết kế với bánh xe công tác bằng hợp kim đồng và hoạt động trong buồng công tác được chế tạo cùng chất liệu như bánh xe công tác, sản phẩm này có thể hoạt động lâu dài trong môi trường không nước. Tuy nhiên không nên lạm dụng việc này bởi vì sản phẩm này có nắp buồng công tác được chế tạo bằng chất dẻo dễ bị sự cố. Thích hợp cho nhưng nơi có nguồn nước thất thường, là nguyên nhân gây cháy hỏng máy bơm. Động cơ được thiết kế tốc độ 3000 v/p với chất liệu cao cấp nên hiệu suất rất cao, tiết kiệm điện năng
Cách sử lắp đặt và sử dụng bơm;
- Lắp đặt máy càng gần nguồn nước càng tốt. Nên lắp chắc chắn, tránh máy bị rung khi vận hành.
- Máy lắp càng gần mặt nước càng tốt. Khi đặt ống dẫn nước vào máy, phải lưu ý gắn chõ ở đầu vào trước ống. Ống vào thì đường kính phải đúng đường kính của lỗ gắn nước vào và cũng không được đặt sát ngang lỗ vào.
- Phải gắn hệ thống nước mồi đúng theo sự chỉ dẫn của máy.
- Chõ của bơm phải đặt cách đáy và thành hồ, nên có lưới để tránh rác, cặn làm nghẹt - hư máy.
- Lắp đường ống ra phải đúng đường kính của máy bơm, giảm tối đa các khúc gấp, không dẫn đường ống ra lòng vòng làm giảm hiệu suất của bơm.
- Để tiện cho việc tháo lắp ,sửa chữa máy bơm nên lắp thêm răc co vào đường hút và đẩy của máy
- Các đường ống dẫn vào và ra phải thật kín, mọi sự rò rỉ đều có thể làm hại cho máy khi vận hành.
- Điện thế nối vào máy phải đúng, nên lắp một cầu dao tự động, công suất dây điện phải đúng với công suất tải của máy và máy nối đất tốt.
Muốn mua một loại máy bơm thích hợp, phải lưu ý đến các điểm sau:
- Độ cao giữa hai bể chứa, tính từ mặt nước bể chứa ở dưới đến mặt nước bể chứa ở trên.
- Thể tích của mỗi bể chứa.
- Nơi đặt máy bơm.
Sau khi có được những yếu tố đó, bạn hãy chọn loại bơm ly tâm có độ cao tổng cộng, độ cao hút và độ cao xả thích hợp. Thường thì chọn bơm có trị số cao hơn 1,5 trị số thực tế là thích hợp. Ví dụ độ cao nhà là 10 m, thì chọn loại bơm có độ cao khoảng 13-15 m. Nếu bể chứa nhỏ thì chỉ cần các loại bơm có công suất nhỏ và lưu lượng nước nhỏ (loại bể chứa 1 m3 thì chỉ cần loại máy bơm 1/2 HP và có số vòng quay lớn - từ 2000 rmp trở lên), còn loại máy bơm lớn hơn thì chọn loại có công suất lớn hơn là đủ.
- Độ cao hút nước: là độ cao mà máy bơm hút được, tính từ mặt nước hồ, ao, giếng… đến tâm cánh quạt của bơm. Thông thường thì độ cao sử dụng thực tế nhỏ hơn ghi trong máy, vì vậy khi lắp đặt máy càng gần mặt nước càng tốt.
- Độ cao xả nước: là độ cao mà máy bơm có thể đưa nước lên tới được.
- Tốc độ quay của bơm: là số vòng quay trên phút, được ghi là rpm (round per minute).
- Công suất bơm: được ghi bằng Watt hoặc bằng H.P.
Công ty TNHH MTV Cơ Điện Thái Sơn
Địa chỉ: 84/3/2 Đường Xuân Thới 21, Xuân Thới Đông, Hóc Môn, Tp. HCM
Điện thoại: 0906 460 640 - 0976 809 575 - 0916 557 147
Email: quangnhut92@gmail.com
Website: codienthaison.com.vn
- Lắp đặt dây điện chìm và nổi (05.03.2018)
- Tác động sinh lý bệnh học của dòng điện lên cơ thể người (28.02.2018)
- Nguyên tắc lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời (28.02.2018)
- Tại sao phải tắt tụ tù điện khi chạy máy điện (28.02.2018)
- Ưu nhược điểm các hình thức đi dây điện trong nhà (28.02.2018)
- Nguyên tắc đi dây điện âm tường an toàn cho nhà dân dụng (28.02.2018)
- Sửa chữa điện nước Ngày Tết (12.02.2018)